7/30/2013

Đạo thờ cúng Tổ tiên


 
CHỮ PHÚC
Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo riêng của mình, còn thờ phụng tổ tiên, ông bà.
Tương tự như đạo Thờ Thần, không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời điểm phát xuất “đạo” thờ cúng Tổ tiên Ông bà ở Việt Nam. Có lẽ đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà bắt đầu phát triển cùng thời với đạo Thờ Thần ở Việt Nam vì tôn chỉ, nghi thức của hai “đạo” có rất nhiều điểm tương đồng. Tín ngưỡng này, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng giáo và tư tưởng Phật giáo.
Cây có gốc, nước có nguồn. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn sinh thành. Đã có hiếu với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà – tức là nhớ đến nguồn gốc của mình. Lúc ông bà cha mẹ còn sống thì chăm lo phụng dưỡng, Khi ông bà cha mẹ chết rồi thì phải lo việc thờ phụng để tỏ lòng thành kính biết ơn.
Thật ra, ở Việt Nam, gọi là “đạo” thờ Ông Bà Tổ tiên; nhưng không đúng nghĩa là một “đạo” (cũng tương tự như đạo thờ Thần); bởi vì không có Giáo hội, giáo chủ, giáo sĩ, giáo điều… Đây chỉ là chuyện nội bộ gia đình, con cháu thôi.
Qua việc thờ phụng tổ tiên, người Việt Nam tin là khi chết thể xác tiêu tán nhưng linh hồn thì bất diệt; và người sống và người chết luôn luôn có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ phụng là một cách để giữ gìn mối liên lạc này.
Ông Bà thường được chôn cất gần nhà. Vong hồn Ông Bà được coi như vẫn còn đang sống quanh quẩn nơi bàn thờ.
Phong tục của Việt Nam cho là “Dương sao thì Âm vậy.” Người sống cần gì, thì người chết sống ở “cõi Âm” cũng cần như vậy ! Nói cách khác người chết cũng cần ăn uống, tiêu pha, nhà cửa… như người sống (?). Vì tin như vậy cho nên việc thờ phụng cúng lễ là chuyện cần thiết. Tục người Việt cũng tin rằng vong hồn người chết thường ngự trên bàn thờ để gần gũi với con cháu. Người ta sợ tội bất hiếu với vong hồn cha mẹ phải tủi hổ, cho nên người sống phải suy tính kỹ lưỡng, xem như lúc cha mẹ còn sống thì có chấp nhận dự tinh, công việc làm của mình hay không ? Do đó con cái phải ăn ở, thờ phụng cho đứng đắn kẻo mang chữ bất hiếu. Như vậy vong hồn cha mẹ có ảnh hưởng tốt đến hành động và tư cách của con cái.
Những biến cố quan trọng của gia đình từ việc hiếu đến hỉ, gia trưởng phải có lễ cáo gia tiên để xin ông bà tổ tiên chứng giám, chia sẻ, phù hộ.
Tin vui thì có:
- Vợ đẻ – Con đầy tháng – Con cái bắt đầu đi học, đi thi, đỗ đạt – Gả chồng, dựng vợ cho con – Công danh thăng tiến (lên chức, đắc cử, lãnh thưởng…) – Khao vọng – Xây cất, mua nhà mới hay sửa chữa tu bổ nhà cũ – Cầu độ
Tin buồn:
- Trong nhà có người qua đời – Có người đau ốm – Phải đi xa – Gặp chuyện không may (buôn bán thua lỗ, bị kiện cáo)…
Bàn thờ tổ tiên
Trong nhà, bàn thờ tổ tiên kê ngay ở chính giữa nhà. Nhà giàu thì đóng bàn thờ sơn son thếp vàng. Ở vùng quê xa xôi, các gia đình nghèo không thể lập một bàn thờ quy củ để thờ đúng theo cổ tục thì họ chỉ đóng một cái trang trên tường hay thu xếp một cái tủ nhỏ làm bàn thờ để tiện việc cúng lễ.
Bàn thờ tổ tiên cũng được trang trí tùy theo mỗi gia đình. Đại cương thì có bình hương, bài vị, đèn nến, mâm bồng (để bày hoa quả bánh trái)… nhà giàu sung túc sẽ bày thêm đỉnh đồng (bộ tam sự, ngũ sự, thất sự… – số lẻ chỉ về âm), bình sứ, bảo lộ (tám thứ binh khí của quân sĩ thời xưa), hoành phi, y môn (che ngăn cách bàn thờ với khoảng không gian bên ngoài), câu đối…
Ngày giỗ
Là ngày kỷ niệm người chết đã qua đời – còn gọi là ngày kỵ nhật. Con cháu dù bận rộn cũng phải nhớ ngày này để cúng giỗ. Nhiều tôn giáo chỉ làm lễ kỷ niệm ngày chết, làm giỗ nhưng không “cúng” theo cổ tục thờ cúng tổ tiên.
Trong ngày giỗ, tùy hoàn cảnh, gia đình làm cỗ bàn to hay nhỏ mời, họ hàng, bạn bè thân thuộc tham dự. Nhiều khi cũng tùy sự liên hệ giữa người sống và người chết mà sẽ làm giỗ to hay nhỏ: cha mẹ, ông bà thì giỗ to; chú bác, cao tằng khảo, tỷ thì chỉ cúng đơn sơ.
Trong ngày giỗ còn phân biệt giỗ đầu (một năm sau khi người chết qua đời, hay Tiêu tường). Giỗ đầu, con cháu nhiều khi phải mặc lại đồ tang như chính ngày đưa đám. Nhà khá giả rước cả phường bát âm, phường kèn, mời chẳng những bà con mà lại cả khách xá nữa; hoặc giỗ sau (giỗ cuối, hết tang, còn gọi lả giỗ hết hay Đại tường)…
Hóa vàng
Hóa vàng có nghĩa là “nấu vàng,” tức là đem đốt những đồ vàng mã, vàng giấy, tiền giấy. Sau khi hóa vàng thì con cháu đổ một chén rượu cúng vào đám lửa, cốt để biến vàng mã trên dương gian thành đồ dùng thật dưới âm phủ! Sau khi hóa vàng thì xem như giỗ đã xong.
Với văn minh tiến bộ ngày nay người ta bỏ bớt việc đốt vàng mã tức là: áo quần, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc bằng giấy; (có khi đốt cả hình người nữa ?! Vì người Tầu cho rằng đốt hình người để dưới âm phủ Ông Bà có người hầu hạ ??)
Ngày giỗ Họ (giỗ Tổ của Họ), Nhà Thờ Tổ
Phần giỗ ở trên chỉ nói đến giỗ của từng cá nhân gia đình, nhiều gia đình hợp thành Ngành, nhiều Ngành hợp thành một Họ. Mỗi Họ có chung một Tổ. Ngày giỗ Tổ cũng gọi là ngày giỗ Họ. Mỗi Họ có khi còn xây riêng một nhà thờ Tổ để con cháu giỗ Tổ tại đây.
Ngày giỗ Họ là ngày duy nhất trong năm để cho cả họ họp mặt, nhận ra nhau. Trong dịp này những người cao niên sẽ kể các công trạng, sự nghiệp của ông tổ cho con cháu nghe.
Người trưởng tộc lo việc tổ chức giỗ Tổ. Các gia đình các ngành đều phải đóng góp công của. Người trưởng tộc cũng được hưởng hương hỏa của tổ tiên đế lại.
Hương Hỏa
Đất hương hỏa ông bà để lại là những phần đất dành để lấy hoa lợi lo việc cúng giỗ. Con cháu không được bán. Rủi có bị tịch biên, chủ nợ cũng không được lấy phần này. Thường ruộng hương hỏa còn gọi là kỵ điền – là ruộng để giỗ. Đất này do tự người có giỗ lấy tài sản của mình mà đặt, hoặc có di chúc của tổ tiên dành cho con cháu…
Do ý thức hệ luân lý gia đình, phong tục Việt Nam đặt vấn đề đất hương hỏa rất quan trọng. Ngay cả pháp luật của các triều đại, các chế độ đều nhằm bảo vệ đất hương hỏa.
Tóm lại, nước Việt đã trải qua biết bao nhiêu cuộc hưng vong phế chuyển nhưng việc Thờ Cúng Ông Bà vẫn còn tồn tại. Người Việt đã theo nhiều tôn giáo ngoại nhập khác nhau nhưng cũng không bao giờ vì tôn giáo riêng của mình mà bỏ quên tổ tiên.
Tất cả các chuyện xảy ra cho gia đình trong đời sống hàng ngày Ông Bà Tổ tiên đều được nhớ đến, và khấn vái xin phù hộ.
Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.
Theo GS sử học Lê Văn Lan, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.
GS Lan cho biết, tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
"Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng", ông Lan bày tỏ.
Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
Sắm lễ:
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Văn khấn lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng)
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật,chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm 2011
Chúng con là: ……………………………tuổi
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………...
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
“...Trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu Vũ Thế Khanh chia sẻ.
Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.
Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA, gọi tắt là UIA, lại có một góc nhìn khác khi cho rằng từ bấy lâu nay người ta vẫn chưa hiểu hết về phong tục tốt đẹp này.
Phong tục bắt nguồn từ nỗi lòng muốn báo hiếu tổ tiên
Tiến sĩ Khanh cho biết, để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, bạn đọc trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác, những người tham gia nghiên cứu Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần "thần thức". Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc.
“Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần "thần thức" ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần "thần thức" và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”, tiến sĩ Khanh nói.
Theo nhà nghiên cứu này: “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại.
Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ”.
Những người nghiên cứu trong Chương trình khảo nghiệm đã đưa ra khái niệm rằng với phần "thần thức" của gia tiên, cần phải đền đáp bằng cách "vay cá trả cần câu": Cha mẹ cho con cái sinh mệnh, nhưng con cái không thể dùng sinh mệnh để hoàn trả được. Như thế, vay cá nhưng không thể trả bằng cá. Vả lại “vay cá trả cá” là lẽ thường tình. Vay cá và trả lại bằng cần câu, mới là cách đền đáp công ơn trọn tâm vẹn ý. Họ thống nhất rằng cúng lễ bằng phương pháp “cúng tâm linh” chính là “chiếc cần câu” để phần “thần thức” của gia tiên tiền tổ tìm về được miền cực lạc.
Cúng đồ mặn hay đồ chay?
Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ. Vị tiến sỹ này chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ.
Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thái”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường.
Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó.
"Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiệc.
“Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỉ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới.
Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những người nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỉ với những người thành tâm cúng lễ là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan.
Trải qua nhiều lần được tắm mình trong “hỉ thực” và môi trường thanh tịnh như thế, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được nâng về miền cực lạc. “Trong niềm kính ngưỡng với gia tiên, việc cúng lễ một cách đúng đắn, chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành”.

7/28/2013

Hướng dẫn cầu thi cử may mắn

I/ Chuẩn bị:
- Một gói bánh đậu xanh.
- 3 cái bóng đèn điện.
-  Một quyển vở, một cái bút, hoa quả tùy tâm biện lễ.
- 05 lễ tiền vàng
- Ai có vật phẩm hỗ trợ khác, gói vào rồi đặt lên mâm lễ. 
II/ Bài khấn:
          Văn khấn ở đền Ngọc Sơn, để cầu may mắn, thi cử đỗ đạt như mong muốn.
Phúc lộc thọ khang ninh
Nãi nhân tâm chi kỳ nguyện;
 Duy!
Việt nam quốc ;  Hà nội thị ; Văn miếu Quốc Tử Giám. 
Môn sinh : Nguyễn Minh Trí - Sinh Quý Dậu niên.
Kính cẩn tấu trình : Văn xương Thánh Đế.
Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.
Hôm nay là ngày:……tháng …. năm Tân Mão 2011.
Con xin  kính cẩn biện cung trần bạc lễ (Chuẩn bị từ trước: Bánh đậu xanh, trầu cau tiền vàng, kèm theo một cái bút, một quyển vở, và một cái bóng đèn điện gói trong một tờ giấy đỏ).
Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là :………….
Trú tại : số nhà……Hàng Bạc phố - Hoàn Kiếm quận -  Hà nội Tỉnh - Việt nam quốc. Nay đang học tại: THPT  Chu Văn An - Tây Hồ quận -  Hà nội Tỉnh - Việt nam quốc. Kim niên Nhâm Thìn 2012 ứng thí kỳ thi : Tốt nghiệp và kỳ thi liên thông.
Trước linh đài  Văn xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thày yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường: Đại học Bách khoa Hà nội.
Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.
Con xin khấu đầu cảm tạ !
Môn sinh con: .…………. xin rập đầu cúi lạy đến bách bái.
Thiên vận:
Nhâm Thìn  niên - Nhị  nguyệt - Đại cát nhật
Lưu ý:
1.     Sau khi lễ tạ hóa vàng, mang cái bút và quyển vở về nhà, khi nào đi thi mang đi để dùng làm bài.
2.     Còn cái bóng điện, lắp vào đèn bàn học để ôn luyện hàng ngày.
3.     Còn bánh đậu xanh ăn hàng ngày và trước lúc đi thi lấy may mắn.


7/27/2013

Cầu xin có con

1. Chuẩn bị lễ vật:
- Hoa quả : Tùy theo mùa, nhưng nên có màu vàng, xanh, đỏ, tím, và  trắng.
- Tiền vàng : 5 lễ.
- Trầu cau: 1 quả cau 3 lá trầu. Tranh Vinh Hoa nhờ bạn mua tặng.
- Sớ cầu giáng linh.
2. Bài khấn: đọc 
(3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật 
Con lạy 9 phương trời, lạy mười phương Phật
Đệ tử con là ……………………sinh ngày……tháng………năm 201..
Cùng chồng/vợ………………………….sinh ngày………tháng…….năm 201..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………......
Cung thỉnh : Chư Phật mười phương, Tứ phủ công đồng Thánh đế, Mẫu đệ nhất thiên tiên, Mẫu địa nhị thượng ngàn, Mẫu đệ tam thủy cung, cập chư Tiên đồng Tây Hồ phủ.
Hôm nay là ngày..... tháng..… năm 2010. Nhân Cát nhật lương thần,  tiết khí tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.
Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm - Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợ chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.
Con lạy quan Nam tào, Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo, Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quân âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để Ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.
Hôm nay chúng con có mang theo một bức tranh Vinh Hoa, để cầu xin chư Mẫu, Chư Thánh bản từ giáng linh, giáng phúc vào để chúng con lấy làm vật cát tường may mắn, cho vợ chồng con được vượng sinh con cái.
Chúng con người trần nhục nhãn nan tri, việc trần thế chưa tường, việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục, mệnh bởi cung trời, cầu xin Phật Thánh, Mẫu đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh, dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân, gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.
Giáng phúc giáng linh cho gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin chư vị Phật Thánh, các Mẫu bản từ giáng linh, giáng phúc cho con vào tranh Vinh Hoa này để con về  làm vật cát tường may mắn giúp thuận sinh con cái. Vạn vọng bách bái Thần, Phật mười phương, ban ơn phúc dày cho chúng con được toại nguyện đường con cái.
                 Trăm lạy các tôn linh, cúi nhờ ơn đức, sở nguyện tâm thành . 
                 Con xin cảm tạ !

3. Lễ tạ : Đọc bài văn khấn này một lần nữa, rồi tạ lễ 3 lễ - 5 lạy.
Sau đó, mang tranh Vinh Hoa về chọn một ngày tốt để treo tranh lên tường. Lúc ra hoặc vào nhà nhìn vào tranh, như hỏi như thăm em bé, sớm muộn cũng sẽ sinh con trai, hoặc sinh gái./.

                         (Khát khao cháy bỏng sẽ có hiệu ứng hiện hình).








7/26/2013

Lễ cầu Hạnh phúc

TRĂM NĂM HẠNH PHÚC
(Uyên ương cát tường)
Vật cát tường này và các lễ vật khác nên bày ở Ban Mẫu, nhưng bài khấn này có thể dùng chung cho các ban khác (Ban công đồng, ban cô cậu, ban Phật..,), khi lễ ở các ban khác, nếu không chuẩn bị được lễ vật thì đặt giọt dầu, hoặc tiền công đức.
1. Lễ vật:
- Hoa quả: tùy theo mùa, nhưng nên có màu vàng, xanh, đỏ, tím và trắng.
- Tiền vàng: 5 lễ.
- Trầu cau: 1 quả cau 3 lá trầu.
- Một bánh chưng, một bánh dày,  và một đôi bánh xu xê.
- Tranh cát tường, hoặc đôi Uyên ương tùy theo sở thích.
- Sớ cầu giáng linh.
Bài khấn cầu hạnh phúc
Nam mô A di Đà phật ( 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Phật
Hôm nay là ngày:........tháng.......năm 2013 (tính theo âm lịch).
Con là:...………………….……tuổi kính cẩn khánh bái: 
Chư Phật mười phương, Tứ phủ công đồng Thánh đế, Mẫu đệ nhất thiên tiên, Mẫu địa nhị thượng ngàn, Mẫu đệ tam thủy cung, cập chư Tiên đồng Tây Hồ phủ.
Hôm nay con có chút lễ vật mọn dâng bày, cung thỉnh chư vị Phật, chư Thánh, chư Mẫu bản phủ lai lâm chứng giám.
Kính tấu Phật, Thánh, Chư mẫu, Chư tiên, trong trời đất có đạo âm dương giao hòa, hóa sinh vạn vật, đạo nhân sinh có nam có nữ, đến tuổi thì tác thành đôi lứa vợ chồng.
Nhờ ơn Trời, Phật, Thánh Mẫu, và phúc ấm gia tiên, con là :...........................
Hiện trú tại: số nhà ….. Phố……………………..Quận………………..Hà nội.
Con có người chồng/ người yêu là anh.......................t (trưởng, thứ) nam.
Trú tại số nhà:  ….Phố……………………..Quận………………..Hà nội.
Nay gặp cảnh ngộ tương đồng tương cảm, cá nước duyên ưa, chúng con có cảm tình chân thành với nhau, và mong muốn sớm được xum họp một nhà.
 Con khấu đầu thành tâm cầu xin chư Phật, Thánh, Tiên, Mẫu bản phủ lai lâm chứng minh, chứng giám phù độ gia trì vun bồi tình cảm, tác duyên tạo phúc cho chúng con thành đôi lứa, cho con sở cầu tình duyên xuôi chèo mát mái, để tiến đến hôn nhân với anh.............................................
Con là người trần, nghĩ sao thưa vậy, chỉ mong Phật, Thánh, Mẫu bản phủ chứng minh chứng giám xin có tờ giấy cánh sớ dâng bày.
Nhân đây con cũng bái xin Phật, Thánh Tiên Mẫu bản phủ, giáng linh vào đôi uyên ương cát tường này để con mang về làm vật cát tường may mắn, hồi hướng ân đức của Phật, Thánh, Mẫu bên cạnh con, dẫn đường chỉ lối, phù độ cho con có tình duyên được vuông tròn như nguyện. Cho chúng con tâm đầu ý hợp, thành vợ thành chồng, con cái đông đủ, thuận hòa sống với nhau đến trọn đời.
Kính lạy Chư vị Phật, Thánh Tiên, Thánh Mẫu chấp lễ chấp cầu ban phúc giáng linh vật cát tường cho chúng con, chúng con không dám quên ơn tạ lễ.
Tín chủ con là : ……………….con xin rập đầu bái đến trăm lạy.
Gần hết tuần hương thì có thể lễ tạ bằng bài khấn này.
(Khát khao cháy bỏng sẽ có hiệu ứng hiện hình)
           Mang tranh về nhà, treo ở nơi hai người thường xuyên nhìn thấy./.
                                                Tâm thành, mãn nguyện cuối năm nên đi lễ tạ ơn.
 

7/24/2013

Hướng dẫn cúng sao


Chúng ta từng nghe nói về những phương pháp soạn âm lịch còn gọi là “Lịch pháp”, là các cách vận hành an tọa các tinh đẩu trong lịch vạn sự.
Sau đây chúng tôi viết về khái niệm tốt xấu (cát, hung) của từng tinh đẩu trong văn hóa thần bí, phân tích tính chất của từng tinh đẩu đó, hầu giúp bạn đọc dễ dàng trong tham khảo khi tính sự cát hung của chúng liên quan đến đời sống hàng ngày của chúng ta.
Trong quan điểm cho rằng tinh đẩu trong âm lịch phương Đông là tinh tú có thật trong vũ trụ quan, mỗi tinh đẩu đều có ảnh hưởng đến cho cộng đồng xã hội, như sao chổi xuất hiện ở phương nào, người ta cho rằng nơi đó sẽ xảy đến đói kém hay binh biến; hay với cá nhân mỗi khi có sao kiết, sao hung ứng chiếu với vận mệnh con người.
Như năm tuổi có sao Thái Tuế chiếu mệnh, thường hay gặp tai ương bệnh tật hay cả chết chóc, do thông thường vào những năm tuổi nhất là vào tuổi 37, con người hay mang vận rủi thật nặng nề, có lúc nhà tan cửa nát, vì ngoài sao Thái Tuế (Mộc Tinh) chiếu mệnh, còn là năm nam gặp sao La Hầu, nữ gặp sao Kế Đô là hai ác tinh trong 9 sao hạn (Cửu diệu) hàng năm. Hay như sao “Thái Bạch (Kim Tinh) làm sạch cửa nhà”, rồi sao Hỏa Tinh tiếp bước theo sau để thành câu than thân trách phận “31 chưa qua, 33 đã tới” đó là nhữ̃ng năm mang đến đại hung cho mọi người, nhưng nhất là nam giới.
Xét qua tính chât của câu nói trên, năm 31 tuổi gặp sao Kim Tinh (Thái Bạch), năm 33 tuổi gặp sao Hỏa Tinh (Vân Hớn), hai sao này chủ về tai tinh (tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo, kiện thưa tranh cãi, tù tội, phá sản), v.v..
Cả 3 sao Mộc Tinh (lưu ý sao Thái Tuế khác tính chất với sao Mộc Đức trong Cửu Diệu, thuộc Triều ngươn tinh chủ về hôn sự), Kim Tinh (Thái Bạch), Hỏa Tinh (Vân Hớn) là những tinh đẩu có thật trong vũ trụ, nằm trong bộ sao Cửu Diệu hàng năm, cách tọa chiếu của chúng tính theo tuổi âm lịch như 2 bảng Sao Hạn sau đây :
2 bảng Sao Hạn trên là những năm trong mỗi người chúng ta gặp sao Cửu Diệu chiếu, tức tiểu hạn hàng năm, tuổi nam nữ xem riêng (trên bảng hình : nam xem sao bên trái, nữ xem sao bên phải, tuy cùng tuổi nhưng khác sao).

Tính chất sao Cửu Diệu như sau :
1- La Hầu : khẩu thiệt tinh, chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyện phiền muộn, bệnh tật về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém. Kỵ tháng giêng, tháng bảy.
2- Kế Đô : hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.
3- Thái Dương : Thái dương tinh (mặt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.
4- Thái Âm : Chủ dương tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ dễ có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.
5- Mộc Đức (Mộc tinh) : Triều ngươn tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tật bệnh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp.
6- Vân Hớn (Hỏa tinh) : Tài tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.
7- Thổ Tú (Thổ tinh) : Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám.
8- Thái Bạch (Kim tinh) : Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm và kỵ màu trắng quanh năm.
9- Thủy Diệu (Thủy tinh) : Phước lộc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài lộc hỉ. Không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.

Còn về hạn mỗi người hàng năm sẽ gặp một hạn có năm tốt có năm xấu, cách xem như đã chỉ dẫn phần xem sao Cửu Diệu, còn về tính chất :
1. Huỳnh Tiền (Đại hạn) bệnh nặng, hao tài.
2. Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi.
3. Ngũ Mộ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của.
4. Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiện, thị phi.
5. Tán Tận (Đại hạn) tật bệnh, hao tài.
6. Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên.
7. Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tội.
8. Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn.
Với Sao Hạn mỗi năm, thí dụ như người tuổi Giáp Ngọ (1954) vào năm Mậu Tý (2008 tức được 55 tuổi âm lịch) sẽ gặp sao La Hầu, hạn Tam Kheo, mang ý nghĩa: Đề phòng khi ăn nói kẻo gặp chuyện thị phi, năm nay có thể liên quan đến công quyền gây nhiều chuyện phiền muộn. Coi chừng bệnh về tai mắt, máu huyết. Nam đại kỵ gặp La Hầu và nữ cũng buồn đau chẳng kém. Sao này kỵ vào tháng giêng, tháng bảy. Hạn Tam Kheo thuộc tiểu hạn không đáng lo, chỉ chủ về tay chân nhức mỏi.
Ngày xưa có Khổng Minh Gia Cát Lượng thường lập đàn cúng sao để tự giải hạn, từ đó mọi người theo cách của Khổng Minh, hàng năm xem Sao Hạn mà cúng lễ cầu an (hội sao hàng năm vào mùng 8 tháng giêng âm lịch).
Nhìn bảng sao Cửu Diệu chúng ta thấy nam giới có hai năm tuổi găp sao Thái Tuế củng chiếu, là năm 37 và 49 trùng với sao La Hầu và Thái Bạch là nặng, còn nữ vào tuổi 37 với sao Kế Đô. Những năm khác nam có La Hầu, nữ gặp Kế Đô cũng không đáng lo vì không có sao Thái Tuế củng chiếu.

Cách tính sao Cửu Diệu
Lấy số tuổi dương lịch + 1 
Ví dụ : Anh Nguyễn Minh Kỳ sinh năm 1960, năm 2012 là 52 tuổi. Ta cộng thêm 1(tuổi mụ) vào là  53 tuổi.
Chia số tuổi vừa tính được cho 9, nếu dư :

Số dư
NAM
NỮ
1
La Hầu
Kế Đô
2
Thổ tú
Thủy Diệu
3
Thủy Diệu
Mộc Đức
4
Thái Bạch
Thái Âm
5
Thái Dương
Thổ Tú
6
Vân Hán
La Hầu
7
Kế Đô
Vân Hán
8
Thái Âm
Thái Bạch
9
Mộc Đức
Thủy Diệu

Ví dụ : Anh Nguyễn Minh Kỳ sinh năm 1960, năm nay 53 tuổi, chia cho 9 lẻ 8. Tra vào ô số 8 bên cột của Nam, anh Kỳ sẽ có sao Thái Âm hạn hành năm nay, còn người nữ mệnh sinh năm 1960 thì sẽ có sao Thái Bạch, hạn hành năm nay. Nếu chia hết nam sẽ là Mộc Đức, nữ Thủy Diệu.

HƯỚNG DẪN CÚNG SAO GIẢI HẠN
1/ Sao THÁI BẠCH : Sao Kim Tinh  : lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch . Mỗi tháng vào ngày rằm (15) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2 chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc 19 – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chính TÂY .
2/ Sao THÁI DƯƠNG : Mỗi tháng cúng ngày 27 âm lịch, khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau : “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21 tới 23 giờ. Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như  Rồng lên mây, chiếu mệnh tháng 6, tháng 10, lộc đến túi đầy tiền vô. Mệnh ai chịu ảnh hưởng của sao này, đi làm ăn xa gặp nhiều may mắn, tài lộc hưng vượng, phát đạt.
3/ Sao THÁI ÂM : Hàng tháng vào lúc 19 tới  21 giờ tối vào ngày 26 âm lịch, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vật, cúng day mặt về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái.  Khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”. Hạp tháng 9 âm lịchkỵ  tháng 11 âm lịch.
4/ Sao KẾ ĐÔ  : Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào tháng kỵ là tháng 1, 3, 9 âm lịch nên cúng giải vào ngày 18 âm lịch ngày sao Kế Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau : “Thiên Vỉ Cung Phân Kế Đô tinh quân”, thắp 20 ngọn đèn, lạy 20 lạy về hướng Tây. Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21  đến 23 giờ.
5/ Sao LA HẦU là khẩu thiệt tinh :  sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai tiếng, thị phi, kiện thưa, bệnh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 7 âm lịch  nên cúng giải vào ngày 08 âm lịch, là sao La Hầu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm lễ lúc 21  đến 23 giờ .
6/ Sao THỦY DIỆU sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lộc tinh. Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc. Mỗi tháng hay vào tháng kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âm lịch, nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch, sao Thủy Diệu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn , lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ .
7/  Sao THỔ TÚ tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, trong nhà nhiều chuyện thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vật, chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âm lịch, lúc 21 giờ, dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vật day về hướng TÂY mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị viết như sau :”Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”.
8/ Sao MỘC ĐỨC tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25, sao Mộc Đức giáng trần. Khi cúng có bài vị màu vàng (hoặc xanh) được viết như sau : “Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đặt bàn quay mặt về hướng chính Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 - 21 giờ
9/ Sao VÂN HỚN tức Hỏa Dực Tinh. Một hung tinh, đến năm hạn gặp sao này Nữ giới sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vật.
Mỗi tháng hoặc tháng 4 và 5 âm lịch cúng ngày 29 âm lịch, viết bài vị màu đỏ : “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn quay về hướng Chính ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ. Cách Khấn : “Cung Thỉnh Thiên Đình Minh Lý Cung Đại Thánh Hỏa Đức Vân Hớn Tinh Quân Vị Tiền”.

SƠ ĐỒ HƯỚNG CÁC SAO
Nhương tinh thánh minh chú sớ
Duy !
Cung Thỉnh
Thiên quan Thần Thủ La Hầu Tinh Quân vị tiền
Thụ hữu : Việt nam quốc - Hà nội thị -  …………….. quận - ……………phố -
Tín chủ:  ………………..    Tứ thập lục tuế
Minh niên đắc Đại Đức Tinh Quân  bảo trợ
Thiên chi huyền tinh
Địa chi huyền tinh
Thần chi huyền tinh
Quỉ chi huyền tinh.
Trợ ngã nhất thân - Vạn khiếu thông linh  - Trừ
Năng thức phá hỗn độn lý - Thường dữ thiên địa đồng chân thể
Năng thức phá hỗn độn khiếu - Thường dữ thiên địa đồng chân diệu
Nam đẩu lục tinh
Bắc đẩu thất tinh
Thất khúc khôi tinh
Cửu diệu lương tinh
Trợ ngã nhất thân ngã phụng chí thành thần luật lệnh
Thiên địa chi đại
Nhật nguyệt chi minh
Thánh tinh chi đạo
Diệc đồng kỳ đại
Tâm thành tiến vật - Phần hương khấu thủ - Ái thánh lực giải  hạn
Thần linh phù độ - hướng ư thần tinh - Nguyện cầu giải hạn vận tinh
Khứ ách trừ tai - Tán chư hung sự  - Tống nạn thị phi khẩu thiệt
Bản mệnh bình  an - Hanh thông chư  sự
Xứ xứ bình an  toại ý  - Thần chú gia trì tăng mãnh lực - Giải chư nạn sự tán chư hung.
Giải hạn niên tinh đắc bình an
Thiên vận :
Nhâm Thìn niên .............……..nguyệt -  Sơ bát nhật .



SAO THÁI BẠCH