12/03/2013

An nhập hương linh lên ban thờ gia tiên

                                                     
Làm vào ngày 4 tháng 11 năm Quý Tỵ 2013
I. Chuẩn bị
1.     Chuẩn bị lễ: Một con gà lễ.
2.     Một đĩa xôi đỗ.
3.     Một chai rượu trắng, để rót ra ba cái chén.
4.     Một đĩa hoa quả, gồm 5 màu: trắng (lê) , đỏ(hồng, quít), vàng ( chuối), xanh (cam), tím (nho). Số quả là số lẻ.
5.     Một lọ hoa: 5 bông hoa hồng
6.     Một đĩa: một quả cau ba lá trầu
7.     Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 1đinh lễ tiền vàng
8.     Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
9.     Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
10. Một bát nước lã sạch.
11. Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
12. Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa ( dâng cúng quan Thổ công thổ địa).
13. Sớ cầu an nhập hương linh thân phụ.

II. Làm lễ:
Trước tiên, thắp hương ở ban thờ cụ ông, lễ vật gồm hoa quả, (1 đĩa tùy theo mùa)  tiền vàng 1 đinh, cốc nước một lễ trầu cau, bầy lên ban thờ cụ ông: Vũ Văn Được
Chủ nhà thắp 3 nén hương lên ban thờ rồi khấn
Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
·        Hôm nay là:  Ngày 4  Tháng  11 năm  Quý tỵ  2013
·        Tín chủ con là: Vũ Văn Mạc - Sinh năm Canh Dần - 64 tuổi.
·        Hiện đang trú tại: Số 17 Phố Hàng Dầu, Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội.
Cung thỉnh: Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Liệt vị Gia tiên, và Hương Linh Thân Phụ là: Vũ Văn Được - sinh năm Ất Sửu 1925. Quy tiên ngày 4  tháng 11 năm Nhâm Thìn 2012. Đã an táng tại nghĩa trang Vĩnh Hằng - Xã Vật Lại - Huyện Ba Vì - Hà nội.
Nay phần mộ đã an vị, vong linh thân phụ đã yên bề nơi chín suối. Hôm nay nhân cát nhật lương thần, chúng con cúi xin Tiên linh thân phụ là: Vũ Văn Được cho phép chúng con an nhập hương linh thân phụ vào ban thờ gia tiên để trước là đúng với lệ xưa, sau là tiện bề thờ cúng các dịp giỗ Tết, tuần, rằm mồng một.
* Thắp thêm vào bát hương 5 nén hương nữa ( lúc này trong bát hương sẽ có 8 nén hướng đang cháy).
Bầy lễ vật ở phần đầu đưa lên ban thờ Gia tiên, thắp hương và khấn tiếp :
Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Cung thỉnh: Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Liệt vị Gia tiên, và Hương Linh Thân Phụ là: Vũ Văn Được - sinh năm Ất Sửu 1925. Quy tiên ngày 4  tháng 11  năm Nhâm Thìn 2012. Đã an táng tại nghĩa trang Vĩnh Hằng - Xã Vật Lại - Huyện Ba Vì - Hà nội.
Kính cáo: Chư vị Bản gia Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin sửa soạn lễ vật: Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi cung thỉnh chư vị Tôn thần, liệt vị Gia tiên về thụ hưởng lễ vật và tiếp dẫn hương linh thân phụ chúng con là Vũ Văn Được, sinh 1925 ; mất 2012, được an nhập vào hương lô liệt vị Gia tiên, trước là  hợp với lệ xưa, sau là tiện cho việc chúng con thờ cúng vào các dịp giỗ Tết, tuần, rằm mồng một…
* Sau đó, lấy 7 nén hương của bát hương bên ban thờ cụ Vũ Văn Được, đang cháy chuyển sang bát hương Gia tiên.
Vừa chuyển vừa khấn :
Cung thỉnh hương linh thân phụ an nhập vào bát hương gia tiên (3 lần) .
Lấy một chút rượu trên ban thờ rải ra tay rắc vào bát hương vài giọt.
Rồi cũng lấy rượu rải trước ban thờ một lượt, rồi khấn
Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
·        Hôm nay là:  Ngày 4  Tháng  11 năm  Quý tỵ  2013
·        Tín chủ con là: Vũ Văn Mạc - Sinh năm Canh Dần - 64 tuổi.
·        Hiện đang trú tại: Số 17 Phố Hàng Dầu, Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội.
Cung thỉnh : Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Mạch, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Liệt vị Gia tiên, và Hương Linh Thân Phụ là : Vũ Văn Được - sinh năm Ất Sửu 1925. Quy tiên ngày 4  tháng 11 năm Nhâm Thìn 2012. Đã an táng tại nghĩa trang Vĩnh Hằng - Xã Vật Lại - Huyện Ba Vì - Hà nội.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “An nhập hương linh thân phụ vào bát hương trên ban thờ gia tiên” để tiện cho việc thờ cúng lâu dài.
Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa, chấp lễ chấp cầu tiếp dẫn cho hương linh thân phụ con được an nhập vào bát hương trên ban thờ gia tiên. Từ nay dẫu âm dương cách biệt nhưng đều được hưởng quân mông lợi lạc. Chúng con người trần, thưa gửi có phần chưa thấu tỏ cũng xin có tờ giấy cánh sớ tấu trình.
Kính xin: Thổ địa mạch long thần, liệt vị gia tiên cho con được thành tâm kính lễ.

An nhập hương linh thân phụ lễ (3 biến)
Phục dĩ  (1 biến )
Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, An nhập hương linh thân phụ đáo chính thần đài hương lô, đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng, Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách .
Viên hữu  (1biến)
Việt nam quốc - Hà nội thị - Hoàn Kiếm quận - Hàng Bạc phường  - Hàng Dầu phố - Tứ giáp phần nhị hồ đồng - Thập lục hiệu.
Thượng phụng (3 biến)
Thiên thánh hiến cống, Đông thiên tiến lễ bái thánh thần, An nhập hương linh thân phụ đáo chính vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia chủ đắc phát đạt hưng vượng  (1biến)
Kim thần tín chủ: Vũ Văn Mạc ;  Lục thập tứ tuế.
Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần.
An nhập hương linh thân phụ đáo chính thần đài hương lô. Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
Thượng phụng - Cung duy     (3biến)
·        Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển  thổ địa - Phúc đức chính thần vị tiền.
·        Ngũ phương long mạch - Tiền hậu địa chủ, Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa , chiếu giám phục nguyện
Thiên vận:
                                                          Quý tỵ niên
                                                    Thập nhất nguyệt
                                                          Sơ tứ  nhật
Chú ý: (1 biến) là chắp tay lễ một lễ. Toàn bộ bài này khi hóa với tiền vàng khi kết thúc buổi lễ.

III. Lễ tạ:
Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ.
·        Hôm nay là:  Ngày 4  Tháng  11 năm  Quý tỵ  2013
Nhân cát nhật lương thần, tín chủ con là Tín chủ con là: Vũ Văn Mạc - Sinh năm Canh Dần - 64 tuổi.
·        Hiện đang trú tại: Số 17 Phố Hàng Dầu, Phường Hàng Bạc , Quận Hoàn Kiếm, Hà
nội.  
Kinh xin làm lễ An nhập hương linh thân phụ vào bát hương trên ban thờ gia tiên.

Chúng con tâm thành tiến lễ bái chư vị Bản gia Thánh thần lai lâm trước linh đài, Bản gia Liệt vị gia tiên và Tổ cô mãnh tướng thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con, tiếp nhận hương linh chúng con để từ nay chúng con thờ cúng hương linh thân phụ trên ban thờ Gia tiên. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, giỗ chạp,  chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần, để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Xin Chư vị phù độ cho toàn gia chúng con già trẻ lớn bé đều được khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, khang an thịnh vượng, mọi công việc làm ăn hanh thông thịnh đạt, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.
Tín chủ : Vũ Văn Mạc cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!
Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. Rắc vài giọt rượu và tiền vàng
* Về phần bàn thờ mới
Chú ý : Các ngày tiếp theo: Thắp hương liên tục trông 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hàng ngày( trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng  để 1 chén nước, một đĩa hoa và khấn:
Gia chủ tên là: Vũ Văn Mạc đã an nhập hương linh thân phụ là : Vũ Văn Được vào bát hương gia tiên trên linh đài vị tiền từ ngày  4 tháng 11  năm Quý Tỵ  2013.
Kính cáo chư vị Thổ địa Tài thần, thượng trung hạ đẳng thần, Liệt vị Gia tiên, Tổ cô mãnh tướng phù hộ độ trì cho chúng con dồi dào sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.
Chúng con xin vô cùng cảm tạ!
                        Từ đó trở đi  thờ cúng như bình thường./.


8/10/2013

Hướng dẫn cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng bẩy không giống như cúng giao thừa. Cúng gia tiên ở trong nhà trước sau đó mới cúng chúng sinh ở ngoài sân.
1. Cúng Gia tiên trong nhà
Chuẩn bị: Mâm cơm, canh, rượu, thịt gà (bò, lợn) nhưng không để nguyên cả con, mà đặt vào các đĩa, tùy theo gia cảnh.
Hoa quả tùy theo, tiền vàng: mỗi cụ 5 lễ, và một bộ quần áo, giày dép, đồ dùng.v.v..
(Nên ghi rõ vào đồ mã và khấn rõ tên vong linh và gửi những gì cho họ để họ nhận đúng).
Khi hóa mã phải khấn 
Con xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo, vật dụng cho Hương linh là:...................
Thỉnh hương linh nhận chút lễ bạc.
Tâm thành kính cáo tôn thần rước hương linh về âm giới.
2. Cúng chúng sinh ở ngoài sân 
Lễ vật để vào một cái mâm, đặt lên ghế ở ngoài sân gồm có:
- Cháo (có thể mua cháo ăn liền về đổ nước sôi để đỡ tốn thời gian), nhưng nên cho ra các bát đĩa bằng nhựa, cúng xong bỏ đi luôn, không nên dùng.
-  Bỏng ngô: vài đĩa.
-  Bánh đúc hoặc khoai lang: vài đĩa.
-  Kẹo bánh: một vài đĩa.
-  Gạo muối: một đĩa.
-  Quần áo các màu xanh đỏ vàng tím, hoặc giấy màu cũng được.
Khi tàn nén hương, hóa vàng và rắc gạo muối về 4 hướng  khấn :
Tín chủ xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo thỉnh mời các vong linh nhận hưởng lễ vật xong rồi, dắt nhau về âm giới.
Tâm thành kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh về âm giới./. 
3. Văn khấn lễ gia tiên ngày rằm tháng bẩy
Nam mô A di đà Phật!
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị hương linh
Tín chủ con là : ……………… ; …….tuổi.
Cùng toàn gia trú tại địa chỉ: …………………………………………..
Hôm nay là ngày ……, nhân tiết rằm tháng bẩy năm 2014.
Gặp tiết Vu lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà (cha mẹ) đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Do vậy chúng con nghĩ đức cù lao đời đời khôn báo, cảm công ơn trời bể khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ nghi bày trước linh tọa.
Thành tâm kính mời: Các Cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, cô dì, tỷ muội và các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ: …………
Cúi xin thương xót cho con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù độ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Tín chủ cũng xin tâm thành kính thỉnh: Các vị Ngũ phương, ngũ thổ long mạch, Tiền hậu địa chủ Tài thần, các vị y phụ thảo mộc phảng phất trên đất này. Nhân lễ Vu lan giáng tới linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
           Tín chủ con xin trải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám./.
                             Cẩn cáo


4. Văn khấn lễ chúng sinh ngày rằm tháng bẩy
Nam mô A di đà Phật!
Kính lạy : Địa tạng vương Bồ tát
Đức Mục Kiền Liên tôn giả
Kính lạy: Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển  thổ địa - Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch - Tiền hậu địa chủ, Tiếp dẫn Tài thần vị tiền.
Hôm nay là ngày rằm tháng bẩy năm 2014.
Tín chủ con là : …………………; ……. tuổi.
Cùng toàn gia trú tại địa chỉ : …………………………………………………..
Thành tâm kính xin:
Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục, cho phép các vong linh cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây bụi cỏ, đầu đường, cuối chợ, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì bất cứ lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: Cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu xanh đỏ. Phù độ cho tín chủ và toàn gia mạnh khỏe, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, khử tai trừ ách, lành mang đến, dữ mang đi, mọi mưu vọng đều thành toàn như ý.
- Khi hương cháy được 2/3 thì tín chủ khấn câu sau:
Tín chủ thiêu hóa tiền vàng, y phục, xin mời vong linh nhận hưởng lễ vật xong rồi, dắt nhau về âm giới.
Tâm thành kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh cô hồn về âm giới./.
                                                                                           Cẩn cáo

8/08/2013

Lễ cầu Duyên

Lễ cầu giáng linh vào vật cát tường tác thành duyên phận
(Khát khao cháy bỏng sẽ có hiệu ứng hiện hình)
Vật cát tường này và các lễ vật khác nên bày ở Ban Mẫu, nhưng bài khấn này có thể dùng chung cho các ban khác ( Ban Công đồng, ban cô cậu, ban Phật,....), khi lễ ở các ban khác, nếu không chuẩn bị được lễ vật thì đặt giọt dầu, hoặc tiền công đức.
1. Lễ vật
- Hoa quả : tùy theo mùa, nhưng nên có màu vàng, xanh,  đỏ, tím, và màu trắng.
- Tiền vàng: 5 lễ.
- Trầu cau: 1 quả cau 3 lá trầu.
- Một bánh chưng, một bánh dày và một đôi bánh xu xê.
- Vật cát tường bức tranh hoặc đôi Uyên ương.
- Sớ cầu giáng linh.
2. Bài khấn cầu duyên
Nam mô A di Đà phật ( 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Phật
Hôm nay, ngày:.....tháng.....năm 2010 (tính theo âm lịch).
Con tên là:………………….; tuổi……
Kính cẩn khánh bái:
Chư Phật mười phương, Tứ phủ công đồng Thánh đế, Mẫu đệ nhất thiên tiên, Mẫu địa nhị thượng ngàn, Mẫu đệ tam thủy cung, cập chư Tiên đồng Tây Hồ phủ.
Hôm nay, con có chút lễ vật mọn dâng bày, cung thỉnh chư vị Phật, Chư Thánh, Chư Mẫu lai lâm chứng giám.
Kính tấu Phật Thánh, Chư mẫu, Chư Tiên, trong trời đất có đạo âm dương giao hòa, hóa sinh vạn vật, đạo nhân sinh có nam có nữ, đến tuổi thì tác thành đôi lứa vợ chồng. Nhờ ơn Trời Phật Thánh Mẫu và phúc ấm Gia tiên.
- Con tên là:…………………
- Trú tại số nhà:……Phố……………….Phường…………..Quận………Hà nội.
Hiện chưa tìm được ý trung nhân xứng đôi vừa lứa, mong gặp cảnh ngộ tương đồng tương cảm, cá nước duyên ưa, nảy sinh cảm tình chân thành, mong muốn sớm được xum họp một nhà.
 Con khấu đầu thành tâm cầu xin chư Phật, Thánh, Tiên, Mẫu bản phủ lai lâm chứng minh chứng giám phù độ gia trì vun bồi tình cảm, tác duyên tạo phúc cho con gặp may mắn tác thành đôi lứa, cho con sở cầu tình duyên xuôi chèo mát mái, để đi đến cuộc hôn nhân như nguyện ước. 
Con là người trần, nghĩ sao thưa vậy, chỉ mong Phật Thánh Mẫu chứng minh chứng giám xin có tờ giấy cánh sớ dâng bày.
CHỮ HÀM (HÒA HỢP)
Nhân đây con cũng bái xin Phật Thánh Tiên Mẫu, giáng linh vào đôi uyên ương cát tường này để con mang về làm vật cát tường may mắn, hồi hướng ân đức của Phật, Thánh, Mẫu bên cạnh con, dẫn đường chỉ lối, phù độ cho con có tình duyên được vuông tròn như nguyện. Cho con gặp người tâm đầu ý hợp, thành vợ thành chồng, con cái đông đủ, thuận hòa sống với nhau đến trọn đời.
Kính lạy Chư vị Phật Thánh Tiên Chúa, các Mẫu chấp lễ chấp cầu ban phúc giáng linh vật cát tường cho chúng con, chúng con không dám quên ơn tạ lễ.
Tín chủ con: ……………….con xin rập đầu bái đến trăm lạy.
Gần hết tuần hương thì có thể lễ tạ bằng bài khấn này. 
Sau khi tổ chức lễ cưới, cuối năm nên đi lễ tạ ơn./.


8/07/2013

Lễ cúng Giao thừa

Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ Trừ tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa(hết giờ hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng một Tết). Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.
A. LỄ CÚNG GIAO THỪA NGOÀI TRỜI
Ý nghĩa:

Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là:
  1. Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
  2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
  3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, tiêu tào phán quan.
  4. Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, liễu tào phán quan.
  5. Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan.
  6. Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan.
  7. Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan.
  8. Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, ngũ đạo hành binh chi thần, lâm tào phán quan.
  9. Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, tống tào phán quan.
  10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, cự tào phán quan.
  11. Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, thành tào phán quan.
  12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, nguyễn tào phán quan.
Chú ý: trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy.

Chuẩn bị lễ:

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Mâm lễ cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm giao thừa,' người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án.
Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
VĂN KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Con kính lạy HoàngTthiên, Hậu Thổ, chư vịTtôn thần.
- Con kính lạy Ngày Cựu niên Đương cai Hành khiển.
- Con kính lạy Đương niên Thiên quan (năm nào khấn danh vị của vị Hành khiển năm ấy) năm 2010 các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm 2010
Tín chủ (chúng) con là:…………..............
Ngụ tại số nhà:…………...............................................
Giao thừa chuyển năm 2010
Năm cũ qua đi, Năm mới đã
đến, Tam dương khai thái, Vạn tượng canh thân. Ngài Thái Tuế Tôn thần trên vâng lệnh thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc nhân ngày đầu xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng phật thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương thơm, thành tâm bái thỉnh.
Chúng con kính mời: ngài cưu niên đương cai Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài bản cảnh thành hoàng chư vị dại vương, ngài bản xử thần linh thổ địa, phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, ngũ thổ, long mạch tài thần, các bản gia táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, làm ăn phát đạt.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, Phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
GIAO THỪA LÀ GÌ?
Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
+ Lễ trừ tịch 
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. 
+ Cúng ai trong lễ giao thừa 
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. 
+ Sửa lễ giao thừa 
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. 
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà. 
+ Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời 
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. 
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. 
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.. 
+ Lễ cúng Thổ Công 
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. 
+ Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch 
- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. 
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. 
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. 
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm. 
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
VĂN KHẤN GIAO THỪA
1- Văn khấn gia tiên: ( Cúng giao thừa trong nhà trước, nếu có thờ Ông bà )
- Kính nghe: 
Tổ đức vĩnh thùy thiên tải thịnh
Gia phong hàm lạc tứ thời xuân.
Nhân tiết giao thừa năm Tân Mão, tử tôn chúng con là:…………………….. 
cung nghinh tiên tổ hồi giáng gia đường, chứng giám lòng thành, thụ kỳ lễ vật, khuôn phù gia nội đắc bình an.
Con nhất tâm bái thỉnh:
Bản cảnh Thành hoàng đại vương, Truy hồn sứ giả, thiếp phách quan quân, trì phan đồng tử, dẫn lộ tướng quân, bản gia thổ địa, bản xứ long thần tiếp dẫn vong linh chư vị gia tiên … (đọc tên những người thờ phụng) lai đáo gia đường, chúng minh công đức. Duy nguyện, chư tôn hiền thánh, khứ tự xuy phong, lai như xiết điện, bảo hộ tiên tổ giang phó gia đường, duy nguyện: tổ tiên giám cách, nguyện than phục chỉ, hiếu phụng xuân thu, giáng phó gia đường, chứng minh công đức.
Con nhất tâm bái thỉnh:
Cao cao chi tổ, viễn viễn chi tông, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội, bà cô ông mãnh; Hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng đẳng sảnh linh, trùng trùng quyến thuộc, phục hồi gia nội, tả hữu phân ban, thượng hạ trung bàn, chứng minh công đức.
Con nhất tâm bái thỉnh.
Gia tiên bản phái, nội ngoại túc thanh, hương kỳ phần đại anh hiền, hoặc văn thư lễ, hoặc lược điền viên, pong thanh thụ lập, văn vọng lưu truyền, dư thanh đồng cảm, thức lễ mặc khiên, khí số chung linh, tài năng tế mỹ.Nguyện giáng gia đường, chứng minh công đức.
Con nhất tâm bái thỉnh:
Gia trung phụng tự, tứ thời bát tiết, liệt vị tôn linh:
Cung thỉnh:
(thờ ai thì đọc tên người đó kèm theo chữ :chân linh vị tiền).
Duy nguyện: tử tôn bất thác, bảo hộ tử tôn, giang phó gia đường thụ tử cúng dàng.
Khất cầu:
Tiên tổ phù trì, tôn linh bảo hộ chúng tôn, xuân lai cát khánh, hạ đáo bình an, thu miễn tam tai, đông nghinh bách phúc, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.( hết )
2-KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI : ( Văn khấn cúng giao thừa )
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Kính nghe:
Năm cũ đã hết kính cẩn tiễn đi
Năm mới vừa sang hân hoan rước đến!
Vào thời giao thừa, giờ Tý, mồng Một tháng Giêng năm Tân Mão, khánh đản Đức Di Lặc Tôn Phật.
Nay đệ tử chúng con: ............................................
Tại (địa chỉ): ....................................................................................
Kính mừng tiết Nguyên Đán đã đến, làm lễ trừ tịch, sửa soạn hương, hoa, đăng, trà, quả, thực hiến cúng giao thừa.
Nam mô Đương Lai Giáo Chủ Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Hộ Pháp Thiện Thần Chư Thiên Bồ Tát.
Cung tống cựu niên:
Canh Dần niên, Ngụy Vương hành khiển.
Tam thập lục phương chi thần, Khúc Tào phán Quan.
Cung nghinh tân niên:
Tân Mão niên, Trịnh Vương hành khiển
Mộc tinh chi thần, Khúc Tào phán quan.
- Cẩn cáo:
Tôn thần bản gia, Thổ công địa chủ, Ngũ phương vạn phúc phu nhân.
Bản gia Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần.
Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ tiếp dẫn Tài thần, Hỷ thần các vị tôn thần cùng chân linh gia tiên nội ngoại, lai lâm án toạ, chứng giám lòng thành, thụ tư cúng dàng.
- Khấn nguyện:
Gia hộ toàn gia an lạc, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo, tám tiết hưởng vinh quang phúc thọ, hoạ đi phúc đến, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
- Kính mong: 
Chứng giám lòng thành ân chiêm vạn vọng.
Đệ tử đồng gia kính lễ.
VĂN KHẤN GIAO THỪA TRONG NHÀ ( Trong nhà) 
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật. 
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Long Mạch, Táo Quân, Chư vị tôn thần. 
- Con kính lạy Tỗ Tiên nội ngoại, Chư vị Tiên linh
Nay phút giao thừa năm Tân Mão.
Tín chủ chúng con tên là:……………………………………. 
Ngụ tại:………………………………………………………………………………. 
Phút giao thừa vừa tới, giờ tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, Dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đất nén tâm hương, thành tâm kính lễ.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ thần linh Thỗ địa, Phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân, và các chư vị thần linh cai quản ở xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ Tiên linh cao tằng tỗ khảo, Cao tằng tổ tỷ Thúc Bá Huynh đệ, Cô Dì, Tỷ Muội, nội ngoại Gia tộc, Chư vị Hương linh, các vong linh hữu vị vô danh cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo thụ mộc, ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn gia chủ chúng con năm mới tốt lành, sức khỏe dồi dào, tấn tài tân lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như ý.
Cầu cho mưa thuận gió hòa 
Quanh năm tươi tốt trái hoa ngợp trời
Con tàu vượt biến xa khơi 
Một miền thông thoáng bầu trời bình yên. 
Đất nước sinh nhũng tài hiền 
Một thời trỗi dậy lên tiên, thành rồng.
Cầu xin: Con cháu Lạc Hồng
Thiên tài xuất chúng rạng bung đất trời
Ở giữa thiên hạ ngời ngời
Tâm phục khẩu phục nhiều đời vang xa.
Đi ra không thua người ta
Ở nhà yên ấm hợp hòa tinh thương
Bước lên ở trốn chính trường
Ngửng nhìn thiên hạ, thẳng đường tiến ra.
Cầu xin sức khỏe ông bà 
Quanh năm vui vẻ cửa nhà ấm êm
Mọi người đi sớm về đêm 
Dù đi hải ngoại, dù lên bầu trời
Dù ra biển cả xa vời
Dù trèo rừng núi, dù bơi dưới hầm
Nắng mưa lao lực dãi dầm
Bình yên vô sự, trong tầm chở che. 
Mùa đông cho tới mùa hè 
Kinh thương phát đạt mua ghe bán tàu
Anh em gắn kết cùng nhau
Chung lưng gánh vác xây cầu đắp sông.
Kính xin Thượng Đế vui lòng 
Ban cho thỏa nguyên như trong lời cầu! 
Cầu xin Bồ Tát trên đầu
Ở bên che chắn nhiệm mầu hiển linh
Cầu xin Thần Thánh anh minh
Ra tay cứu giúp chúng sinh lỡ lầm.
Câu xin vong vị lai lâm 
Mọi nơi nâng đỡ, thành tâm cứu người
Cầu xin Tiên Tổ muôn nơi
Phù trì bảo hộ suốt đời cháu con!
Thay lời ước nguyện nước non ?
Con xin kính cẩn lòng son kính ngài! 
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!